Cúng giao thừa đúng theo phong thủy cần chú ý những gì? Cúng đêm giao thừa như thế nào theo phong tục, văn hóa người Việt. Giải mã những câu hỏi xoay quanh!
Giao Thừa Là Gì?
Giao thừa là thời khắc ý nghĩa đối với mỗi gia đình Á Đông, là thời điểm chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Với trọn vẹn những ước nguyện, mong muốn, cầu mong năm mới Tết đến gặp nhiều may mắn, bình an, tài lộc và an khang.
Để tạ ơn các vị thần linh ngự trị, trong ngày này mỗi gia đình Việt đều chuẩn bị dâng lên bàn thờ gia tiên và thần linh mâm cúng đêm giao thừa với trọn vẹn và đủ đầy những vật phẩm cần thiết.
Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách chuẩn bị một mâm cơm cúng giao thừa đúng phong tục, hay những điều xoay quanh việc cúng giao thừa trong nhà và ngoài trời đúng nhất theo quan niệm của ông bà xưa kia.
Chính vì thế, bài viết hôm nay tại gomsuhcm.com sẽ là cứu tinh giúp bạn giải đáp mọi vấn đề có liên quan đến buổi lễ cúng giao thừa hợp phong tục, không phạm kỵ và mang lại nhiều may mắn, thuận lợi cho gia chủ trong năm mới!
Ý nghĩa mâm cúng trong đêm giao thừa của người Việt
Cúng giao thừa là nghi thức có ý nghĩa đặc biệt, có tính thiêng liêng đối với cuộc sống của người Việt Nam trước khi bắt đầu đón chào Tết Nguyên Đán.
Lễ cúng được diễn ra vào đêm 30 âm lịch, đúng vào lúc 00:00 – thời điểm chuyển giao giữa hai năm.
Người xưa còn gọi đây là lễ trừ tịch, buổi lễ diễn ra với mong muốn “khử trừ ma quỷ”, xóa bỏ những điều xấu xa, kém may mắn của năm cũ đã qua.
Và cầu mong những điều tốt lành, phúc lộc, an khang cho một năm mới thịnh vượng nhiều vận may sắp đến trong năm mới.
Bởi người xưa luôn tin rằng, hằng năm đều có một vị thần Hành Khiển, có nhiệm vụ trông coi mọi việc trên nhân gian. Trong thời khắc chuyển giao, vị thần này sẽ bàn giao công việc lại cho vị thần cai trị mới.
Trong quá trình chuyển giao, các vị thần sẽ mang theo nhiều quan lính nên đây chính là thời điểm trừ tà, đuổi quỷ hiệu quả và nhanh chóng nhất trong năm.
Không chỉ vậy, lễ cúng trong đêm giao thừa còn là cách con cháu bày tỏ tình cảm, xin được rước ông bà gia tiên về chơi lễ Tết, sum vầy, đoàn viên cùng con cháu trong gia đình.
Hướng dẫn cách cúng giao thừa đúng phong tục, văn hóa
Để có được một lễ cúng đúng – đủ theo phong tục, nhằm mang đến những thuận lợi và hanh thông cho một năm mới xuân sang. Gia chủ nên chú ý và thực hiện việc cúng bái theo đúng những gì mà gomsuhcm.com hướng dẫn dưới đây!
Nếu ai đó đang thắc mắc: mâm cúng giao thừa gồm những gì? thì phần tiếp theo này cũng chính là lời giải chính xác nhất dành cho mối bận tâm của bạn.
Mâm lễ cúng trong đêm giao thừa cần chuẩn bị gồm: mâm cúng bên ngoài và mâm cúng đêm giao thừa trong nhà.
Mâm cúng giao thừa ngoài trời
Mâm cỗ cúng giao thừa ngoài trời là lễ cúng dùng để trừ tà đuổi quỷ, vứt bỏ mọi cái không may, xui xẻo của năm cũ và nghênh đón những tốt lành, lộc lá cho một năm mới an khang, thịnh vượng.
Bởi việc bàn giao công việc của các quan diễn ra khá nhanh, không thể vào nhà để nhận lễ. Vì thế, gia chủ cần thực hiện việc cúng tế bên ngoài trời, từ đây tập tục cúng ngoài trời trong mỗi đêm giao thừa được duy trì từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Xem thêm : mâm cúng giao thừa gồm những gì? Cho đêm 29 tết năm 2022
Chuẩn bị lễ vật
Lễ cúng ngoài trời đêm giao thừa không cần quá rườm rà, gia chủ chỉ cần chuẩn bị đơn giản bao gồm:
- 1 con gà trống luộc ( phải buộc chéo cánh)
- 1 chiếc thủ lợn quay/ luộc
- 1 cặp bánh chưng
- Trái cây tươi, hoa tươi, trầu cau
- Tiền giấy, vàng mã
- Các loại bánh kẹo hoặc mứt
- Rượu, trà.
Xem chi tiết các lễ vật cúng giao thừa đầy đủ
Bàn cúng cũng cần có: lư hương, nến và đèn dầu, một dĩa gạo muối.
Về nhang thắp bạn có thể lựa chọn loại nhang nhỏ hoặc lớn tùy gia chủ. Tuy nhiên, nhiều người quan niệm rằng việc thắp nhang lớn sẽ có thể đốt được lâu hơn, thơm hơn và tốt hơn so với dùng nhang nhỏ.
Cách sắp đồ cúng
- Khi chuẩn bị đầy đủ các lễ vật dâng lên bàn thờ cúng bên ngoài, tất cả sẽ được bày lên bàn cúng một cách trang trọng ngay phía trước cửa nhà.
- Một chiếc bàn lớn, gia chủ đặt 1 lư hương phía trước bàn, phía sau là 5 chén trà, hai bên là bình hoa, gạo muối và đèn (đèn cầy/đèn dầu đều được).
- Bánh mứt, trái cây cần được sắp xếp nằm ngay chính giữa bàn. Bộ đồ thế của các thành viên cũng được đặt xung quanh bàn cúng.
- Đúng vào thời khắc chuyển giao, chủ gia đình bắt đầu thắp đèn, nến, rót rượu và khấn vái thành kính.
- Khi thắp hương, gia chủ chú ý chỉ cần cắm hương vào bát gạo. Lưu ý nhang phải được cắm thẳng, không được cắm xéo hoặc nghiêng.
Xem các đồ thờ cúng Bát Tràng dành cho bàn thờ gia tiên – thổ địa – thô công – thần tài – thần phật Đẹp Tại Gốm Sứ HCM
Khuyến Mãi
Giao hàng toàn quốc
Chiết khấu % cao cho khách hàng đặt hàng in logo
Miễn phí file thiết kế và miễn phí giao hàng toàn quốc cho khách hàng in logo
Chúng tôi nhận in logo lên sản phẩm để làm quà tặng cho tổ chức, doanh nghiệp, công ty, hội đoàn số lượng lớn với giá xưởng. Hãy liên hệ hotline 090 26 93 866 để được tư vấn miễn phí và ship hàng tới tận nơi với giá rẻ
Liên hệ mua hàng
Công ty TNHH TT và DV MEKOONG
? Website: https://gomsuhcm.com/
? 439 Cách Mạng Tháng 8, P.13, Q.10, TP.HCM
☎ Hotline: 0947836567
☎ Tư vấn: 0902693866
Email: gomsuhoanggia@gmail.com
Tại Hà Nội:
Nhà Số 7, xóm 4 ,xã Bát Tràng Huyện Gia Lâm
SĐT: 0938629345 Ms.Chi (Bát Tràng) - 0917743009 Ms. Phượng (Minh Long).
Email: gomsuhoanggia@gmail.com
Tại Tp.Hồ Chí Minh
Showroom: 439 Cách Mạng Tháng 8, P.13, Q.10, TP.HCM
SĐT: 0947836567 - 0902693866.
Email: gomsuhcm@gmail.com
Cúng giao thừa trong nhà
Mâm cúng giao thừa trong nhà là lễ cúng để dâng lên ông bà, tổ tiên vào thời khắc giao thừa. Trong buổi lễ, gia chủ khấu tạ công ơn thần linh, trời đất và các vị tổ tiên, thổ địa. Kính xin được an cư, lạc nghiệp, mọi sự thành công và thuận lợi vào năm mới nhâm dần 2022.
Bên cạnh đó, gia đình cũng cần tạ lỗi với cha mẹ trong gia đình, vứt bỏ mọi xích mích, những điều gây mất đoàn kết trong nhà. Hứa hẹn sẽ thực hiện những điều tốt lành, may mắn trong năm mới sắp đến.
Ngoài ra, lễ cúng giao thừa trong gia đình còn là cách gia chủ kính mong được ông bà, thần linh phù hộ độ trì cho tất cả các thành viên nhiều sức khỏe, thành công và gặp nhiều may mắn trong cuộc sống.
Lễ vật cần chuẩn bị
Mâm lễ cúng trong nhà, trên bàn thờ chính thì gia chủ cần chuẩn bị thật chu đáo và có phần cầu kỳ hơn.
- Lễ vật trên bàn cúng bao gồm: trái cây tươi (ngũ quả), hoa tươi, các món ngọt và các món mặn tùy thích. Những lễ vật đi kèm không thể thiếu khác như: hương nến, cau trầu, rượu và thuốc lá.
- Về mâm cúng mặn, tùy thuộc vào từng vùng miền và văn hóa mà mâm cúng trên bàn thờ có thể là khác nhau.
- Mâm cúng miền Bắc: Mâm cỗ cúng trong đêm giao thừa sẽ có những món ăn quen thuộc gắn với bữa cơm hàng ngày như: bánh chưng, giò chả, bát canh, đĩa xào,…
- Những món được bày lên bàn thờ không cần quá cầu kỳ, tuy nhiên sạch sẽ và cách trình bày gọn gàng, đẹp mắt là điều dĩ nhiên. Đặc biệt, trên mâm cúng miền Bắc sẽ không thể thiếu một con gà trống luộc.
- Mâm cúng miền Trung: Gồm có bánh chưng, bánh tét, các loại dưa món, chả lụa, thịt đông, thịt heo luộc, gà bóp rau răm, bát ninh măng khô, cá chiên, chả ram,…
- Dễ dàng nhìn thấy mâm cúng của người miền Trung thường có đầy đủ những món ăn hàng ngày của người xứ này.
- Mâm cúng miền Nam: Giống người con người nơi đây phòng khoáng, không câu nệ. Mâm cúng giao thừa gia đình miền Nam khá đơn giản. Chỉ có hoa, đèn, bánh mứt, trà, các loại trái cây tươi, hương.
- Dẫu vậy, nếu mâm cúng mặn, bạn cũng sẽ nhìn thấy mâm cơm đầy đủ với thịt heo luộc, gà luộc, chèn, xôi, bánh chưng,…
Bài cúng giao thừa 2022
Sau khi gia chủ cùng các thành viên cung kính bày lễ vật đầy đủ lên bàn thờ gia tiên. Người thực hiện lễ cúng đốt đèn nến, thắp hương và đọc văn khấn một cách thành kính.
Bạn có thể xem chi tiết bài cúng giao thừa năm nhâm dần 2022 trong nhà – ngoài trời đúng truyền thống và phong thủy
Những điều thắc mắc có liên quan đến việc cúng giao thừa
Để có được lời giải hoàn hảo nhất cho câu hỏi: cúng giao thừa như thế nào đúng phong tục, mang lại may mắn? Mọi người hãy cùng gốm sứ HCM trả lời cho những thắc mắc dưới đây mà nhiều khách hàng đã comment liên hệ đến chúng tôi.
Nên cúng giao thừa trong nhà hay ngoài trời trước?
Theo các chuyên gia và quan niệm của ông bà ta từ xưa, gia chủ nên thực hiện việc lễ cúng trong đêm giao thừa ngoài trời trước khi thực hiện lễ cúng trong nhà nhằm “nghênh tân, tiễn cửu”.
Nghĩa là đón vị quan Hành Khiển mới, tiễn vị quan Hành Khiển cũ. Sau đó mới làm lễ cúng giao thừa trong nhà để tạ lễ, đón rước ông bà thần linh.
Nhà chung cư có cần thực hiện lễ cúng giao thừa ngoài trời?
Vì diện tích eo hẹp mà nhiều gia đình không thể thực hiện việc cúng bái giao thừa ngoài trời. Điều này cũng không gây ảnh hưởng hay phạm kỵ, bạn có thể tập trung việc cúng trong nhà mà không nhất thiết phải thực hiện cả lễ cúng ngoài trời.
Trường hợp gia chủ muốn thực hiện đầy đủ, vậy thì nên xuống dưới sân chung cư để cúng bái, chứ không phải cúng ở ngay trên tầng.
Bởi việc cúng ngoài trời cần sự tiếp xúc giữa trời và đất. Vì thế, lễ vật chuẩn bị cần được đặt với gần mặt đất. Nếu thực hiện lễ cúng trên tầng thì đây cũng không tính là cúng giao thừa ngoài trời.
Có thể cúng giao thừa mâm cúng mặn hay không?
Có rất nhiều nhận định và quan điểm xoay quanh vấn đề này. Nhiều người cho rằng lễ cúng cho đêm giao thừa bằng đồ chay sẽ tốt hơn là lễ cúng mặn. Tuy nhiên, chưa có một lời giải thích cụ thể và rõ ràng nhất.
Bởi thực tế, vẫn có rất nhiều gia đình lựa chọn mâm cúng chay hoàn toàn. Cũng có nhiều gia đình làm cỗ mặn để cúng giao thừa từ chuyên gia Gốm Sứ HCM trong nhà và cỗ chay để cúng giao thừa ngoài trời.
Vì thế, có thể nói, không quan trọng mâm cúng là chay hay mặn. Sự kính cẩn và thành tâm của những người dâng lễ vật đêm giao thừa mới là quan trọng nhất!
Vậy nên, tùy thuộc vào điều kiện mỗi gia đình, mọi người có thể lựa chọn mâm cỗ chay hoặc mặn. Gia đình nào đông người thì nên làm mâm cỗ đầy, nhà neo người thì cúng đơn giản, miễn thành tâm là được.
Cúng trong đêm giao thừa có cần gạo, muối?
Việc cúng trong đêm giao thừa phải có gạo muối là điều không bắt buộc. Bởi có vùng miền vẫn có phong tục cúng gạo và muối trong buổi lễ giao thừa ngoài trời.
Tuy nhiên, điều này là không bắt buộc và bạn có thể không cần sử dụng gạo, muối khi cúng.
Cúng giao thừa ngoài trời quay hướng nào?
Vương hiệu của các vị quan Hành Khiển và Phán Quan năm Canh Tý là: Chu Vương Hành Khiển, Thiên Ôn Hành Binh chi Thần, Lý Tào Phán quan.
Lễ cúng giao thừa hay còn được gọi là lễ Trừ Tịch, lễ này thường được tiến hành vào giờ Tý ngày 29 hoặc 30 tháng Chạp (tháng 12 âm lịch) tùy theo năm thiếu hay đủ.
Mâm cúng giao thừa thường được đặt theo hướng Bắc hoặc hướng Đông. Vì theo quan niệm dân gian, hướng Bắc là hướng của Thượng Đế, còn hướng Đông là hướng cúng Thiên Tử. Vì vậy, các gia đình có thể đặt theo một trong hai hướng này sao cho phù hợp nhất với vị trí nhà của gia đình mình.
Bởi theo phong thủy, đây là 2 hướng mang đến những điều cát lành. Gia chủ có thể tham khảo đặt mâm cúng đêm giao thừa bên ngoài trời theo 2 hướng đó.
Một người yêu thích các loại gốm sứ nhât là những loại gốm sứ phong thủy, tâm linh. Thích tìm về các loại kiến thức gốm sứ được sử dụng cho các loài quà tặng.