Đồ thờ cúng được dùng lên bàn thờ hoặc các lễ cúng theo phong tục hoặc tín ngưỡng của người Việt Nam nói riêng và văn hóa á đông nói chung. Các đồ thờ cúng được làm từ nhiều loại nguyên vật liêu khác nhau. Có thể kể đến như đồ thờ bằng gỗ, đồ thờ bằng đồng, đồ thờ bằng gốm sứ…

đò thờ cúng

 

Đồ thờ cúng bằng sứ gồm những gì?

Một bộ đồ thờ gia tiên đầy đủ sẽ không thể thiếu những món đồ sau đây: Bát Hương, Lọ hoa, Mâm bồng (đĩa quả), Chóe, Kỷ chén, Nậm rượu, Đèn hoặc chân nến, Bát thờ
đồ thờ gồm có gì
đồ thờ gồm có gì
Tuy nhiên mỗi vùng miền hay mỗi gia đình sẽ có những phong tục cũng như những cách trưng bày bàn thờ khác nhau. Dựa vào đó mà có thể chọn những vật phẩm cần thiết đối với gia đình bạn để trưng bày trên bàn thờ cho phù hợp.

Ý nghĩa của từng đồ thờ cúng

Mỗi món đồ thờ cúng trên bàn thờ đều mang những ý nghĩa riêng về cả tâm linh và cả phong thủy. Các món đồ chính trên bàn thờ chính là đại diện cho năm hàng trong Ngũ Hành: Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ. Tìm hiểu ý nghĩa của từng món trong một bộ đồ thờ gia tiên bằng sứ:
ý nghĩa đồ thờ cúng
ý nghĩa đồ thờ cúng

Bát hương thờ cúng:

Bát hương được ví như ngôi nhà nơi mà thần linh , nơi dành cho ông bà tổ tiên về ngự. Như là nơi kết nối, gắn kết với người ở thế giới bên kia thông qua việc thắp hương. Theo quan niệm dân gian, không nên sử dụng bát hương màu Vàng. Vì màu vàng là màu của vua chúa thường dùng để thờ quan, thần, vua chúa hay những người thuộc dòng dõi hoàng gia.
bát hương thờ cúng
bát hương thờ cúng

Lư hương thờ cúng (hoặc đỉnh thờ):

Đỉnh thờ là món đồ thể hiện sự linh thiêng cho không gian thờ cúng trong nhà. Trên nắp đỉnh là con kỳ lân hay còn gọi là con nghê thể hiện sự uy nghi và tối cao, vững chắc và kiên cố cho không gian thờ. Ngoài ra nó còn giúp chấn hưng không gian thờ cúng, không để tà khí xâm phạm làm không gian thờ cúng không trong sạch.
đỉnh thờ cúng
đỉnh thờ cúng

Đôi Hạc đứng trên lưng rùa:

Theo quan niệm Hạc đứng trên lưng Long Rùa (rùa thần) là sự gắn kết giữa trời và đất, giữa âm và dương, thanh cao và trường tồn. Giúp cho cuộc sống của gia tiên ở thế giới bên kia được no ấm, hạnh phúc và viên mãn.
đôi hạc
đôi hạc

Đôi chân nến hoặc đèn dầu:

Thường thì đôi chân nến hay đèn dầu được đặt ở hai bên trái phải của bàn thờ. Như là tượng trưng cho sự soi sáng ngày đêm của mặt trời và mặt trăng. Theo quan niệm của đạo Phật: đèn biểu hiện cho trí tuệ, soi sáng trí tuệ, tiêu trừ nghiệp chướng, mang đến điềm tốt lành.
chân nến, đèn thờ
chân nến, đèn thờ

Đài thờ, chóe thờ:

Đài thờ, chóe thờ cúng thường có 3 cái để chứa rượu, muối, gạo. Với ý nghĩa mang lại sự  sung túc, đầy đủ, gia đình anh em hòa thuận, yêu thương nhau.
đài thờ, choé thờ
đài thờ, choé thờ

Kỷ, ngai chén thờ:

Kỷ thờ gồm 3 chén hoặc 5 chén thường được dùng để đựng nước sạch hoặc đựng rượu, tượng trưng cho sự vững chắc, bền lâu.
kỷ thờ, chén thờ
kỷ thờ, chén thờ