Đối với người Việt, cúng đầy tháng là một nghi lễ cực kỳ ý nghĩa và quan trọng trong cuộc đời mỗi đứa trẻ. Vậy lễ cúng đầy tháng miền Trung có điểm khác biệt nào so với các miền khác?
Có điểm đặc biệt gì cần lưu ý không? Để chuẩn bị một buổi lễ cúng đầy tháng miền Trung, các bậc cha mẹ cần chuẩn bị những gì để mọi thứ vẹn toàn, đầy đủ nhất?
Ý nghĩa và nguồn gốc của lễ cúng đầy tháng miền Trung
Theo quan niệm ngày xưa, mỗi đứa trẻ từ những bước đầu hình thành đến khi bình an cất tiếng khóc chào đời. Đều được sự bảo hộ và ban phước lành từ Bà Chúa đầu thai và 12 Bà Mụ.
Đứa trẻ khỏe mạnh, gia đình hạnh phúc mẹ tròn con vuông. Chính là nhờ Đức Ông đã che chở cho đứa trẻ về nhà bình an, mạnh khỏe, vẹn tròn.
Vì vậy, cúng đầy tháng cho bé như một dịp để gia đình chào mừng thành viên nhỏ của mình. Đồng thời cảm tạ trời đất, thần linh, tổ tiên đã phù hộ cho đứa trẻ có thể bình an đến với gia đình.

Ở một khía cạnh khác, người ta còn quan niệm cuộc đời của mỗi đứa trẻ đều được bắt đầu ngay sau lễ cúng đầy tháng cho bé trai. Đứa trẻ chính thức có tuổi và cũng chính thức được đặt tên. Mọi thứ về số phận, cuộc đời đều được khởi đầu từ đó. Vì vậy cầu chúc cho mọi bình an sẽ theo đứa trẻ trong suốt cuộc đời.
Với những tầng ý nghĩa nhân văn đó, nghi thức cúng đầy tháng cho bé được gìn giữ và lưu truyền đến tận ngày nay. Dấu ấn tín ngưỡng dân gian đẹp đẽ này như một món quà tinh thần. Truyền đạt bao mong ước tốt đẹp mà thế hệ trước dành lại cho các thế hệ sau kế thừa.
Lễ cúng đầy tháng theo phong tục miền Trung khác gì với các miền khác?
Về cơ bản, lễ cúng đầy tháng ở miền Trung không có sự khác biệt quá lớn với các miền khác. Bất kỳ lễ cúng đầy tháng ở miền nào cũng cần tuân thủ một số những nguyên tắc quan trọng cũng như tiến hành một quy trình chung.
Sự khác biệt cơ bản giữa các miền chỉ thường là do sự khác biệt về cách nấu. Và chuẩn bị món cúng và cách chọn đồ lễ vật trong mâm mà thôi.
Chẳng hạn, trong mâm lễ cúng đầy tháng miền Trung sẽ thường xuất hiện là xôi đậu xanh/xôi gấc cùng chè đậu xanh. Gà sẽ thường là gà luộc không quan trọng trống hay mái.

Tuy nhiên ở các miền khác sẽ có các cách chuẩn bị khác. Ở miền Nam thì thường là chè đậu trắng nước cốt dừa hoặc chè trôi nước. Trong khi đó, ở miền Bắc lại thường cúng xôi vò cùng chè hoa cau.
Nhưng dù có sự khác biệt thế nào, tất cả đều chuẩn bị những mâm cúng thật thịnh soạn, chỉnh chu. Để cảm tạ đất trời và cầu chúc sức khỏe, bình an, hạnh phúc đến cho đứa trẻ.
Hướng dẫn cách tính ngày và chọn giờ cho lễ cúng đầy tháng miền Trung
Không có sự khác biệt nhiều với những vùng khác, lễ cúng đầy tháng miền Trung cho bé lấy âm lịch làm chuẩn. Cũng tính theo phương thức dân gian “Gái sụt 2, trai sụt 1”. Ngày tổ chức đầy tháng cho trẻ sẽ phụ thuộc rất nhiều vào giới tính chứ không phải phụ thuộc vào ngày sinh âm lịch thực tế.
Như vậy, hiểu đơn giản chính là, nếu là bé gái thì ngày cúng đầy tháng sẽ lùi lại 2 ngày so với ngày sinh âm lịch. Nếu cho bé trai thì lùi lại 1 ngày. Ví dụ: Nếu là cùng sinh vào ngày 12/09 âm lịch. Bé gái sẽ nên chọn đầy tháng vào ngày 10/09 âm lịch, bé trai lùi 1 ngày sẽ là ngày 11/09 âm lịch.

Tử vi học luôn tương truyền: “Năm tốt không bằng tháng tốt; tháng tốt lại không bằng ngày tốt; ngày tốt thì không bằng giờ tốt”. Đó là lý do nếu không thể sắp xếp được ngày làm lễ cúng đầy tháng hợp lý. Các bậc cha mẹ sẽ chọn giờ tốt cho con.
Chọn giờ như thế nào?
Và đặc biệt hơn, năm tốt, tháng tốt mà giờ cũng tốt thì chính là dấu hiệu của phước lành hạnh phúc. Cách chọn đơn giản có thể chọn sáng (từ 7 giờ tới 11 giờ) hoặc chiều mát (từ 15 giờ tới 19 giờ). Nếu kỹ tính hơn, các bậc cha mẹ có thể chọn giờ theo tuổi của con mình để tránh xung khắc và cầu bình an tốt nhất:
- Tuổi Tý: Giờ cúng tốt là giờ Ngọ (11 giờ – 13 giờ)
- Tuổi Sửu: Giờ cúng tốt là giờ Tý (23 giờ – 1 giờ sáng)
- Tuổi Dần: Giờ cúng tốt là giờ Sửu và giờ Mùi (1 giờ – 3 giờ sáng | 13 giờ – 15 giờ)
- Tuổi Mão: Giờ cúng tốt là giờ Thìn và giờ Tuất (7 giờ – 9 giờ | 19 giờ – 21 giờ)
- Tuổi Thìn: Giờ cúng tốt là giờ Hợi (21 giờ – 23 giờ)
- Tuổi Tỵ: Giờ cúng tốt là giờ Dậu (17 giờ – 19 giờ)
- Tuổi Ngọ: Giờ cúng tốt là giờ Thân (15 giờ – 17 giờ)
- Tuổi Mùi: Giờ cúng tốt là giờ Tý (23 giờ – 1 giờ sáng)
- Tuổi Thân: Giờ cúng tốt là giờ Mão (5 giờ – 7 giờ)
- Tuổi Dậu:Giờ cúng tốt là giờ Dần (3 giờ – 5 giờ)
- Tuổi Tuất: Giờ cúng tốt là giờ Hợi (21 giờ – 23 giờ)
- Tuổi Hợi: Giờ cúng tốt là giờ Tỵ (9 giờ – 11 giờ)
Lễ vật trong lễ cúng đầy tháng miền Trung
Dù lễ cúng đầy tháng của miền nào thì cũng phải chuẩn bị hai phần chính cơ bản: Mâm cúng 12 bà Mụ và mâm cúng Đức Ông. Với những quan niệm văn hóa cũng như sự khác biệt vùng miền mà những mâm cúng này có những khác biệt nhất định:

Mâm cúng lễ vật 12 bà Mụ
Vì 12 bà Mụ đã chúc phúc cho đứa trẻ an bình nên mâm cúng 12 bà Mụ đều cần có 12 phần. Mỗi bà Mụ đều có một nhiệm vụ riêng nên mâm cúng phải vẹn tròn 12, không thừa, không thiếu. Cụ thể bao gồm:
- 12 chén chè nhỏ và 12 chén cháo nhỏ
- 12 đĩa bánh hỏi
- 12 đĩa xôi nhỏ
- Bộ tam sên
- 12 đĩa bánh kẹo dành cho trẻ con
- 12 ly nước lọc
- Nhang, hương, trà, đèn
- Trầu têm hình cánh phượng
- 12 đĩa thịt quay
- 12 bộ váy áo và 12 đôi hài xanh
- Hoa tươi (miền Trung thường chọn hoa cát tường, hoa ly hoặc hoa đồng tiền)
- 12 nén vàng xanh
- Muối và một bộ đồ bằng giấy tượng trưng theo giới tính có ghi rõ ngày tháng năm sinh và họ tên của đứa trẻ
Ở miền Trung, mâm lễ vật cúng 12 bà Mụ thường chuẩn bị một phần lớn hơn để dành riêng cho bà Chúa đầu thai. Một vài lưu ý nhỏ là nếu như là con trai thì chè cúng nên là chè đậu trắng. Đậu trắng cứng cáp, đều đặn thể hiện cho sự sức khỏe mạnh mẽ. Còn nếu là con gái thì nên chọn chè trôi nước. Viên trôi nước tròn đầy, hương vị ngọt ngào, trong trẻo mang lại phước lành cho các bé gái.
Mâm cúng lễ vật Đức Ông
Vị thần của sự che chở và đoàn tụ này sẽ mang lại ấm êm và chúc phúc cho đứa trẻ của bạn. Mâm cúng Đức Ông sẽ gồm có:
- 3 đĩa xôi lớn
- 1 đĩa thịt quay lớn
- 1 bình hoa tươi
- 1 con gà luộc
- 1 bát cháo lớn
- 1 mâm ngũ quả
- 1 bát chè lớn
- Nhang, đèn, muối, gạo
- Trầu cau
- Rượu trắng/ Trà và giấy tiền vàng mã
Đồ cúng đầy tháng cho bé theo phong tục miền Trung còn thường chuẩn bị thêm một đôi đũa hoa. Đôi đũa này đặc biệt được vuốt tỉ mỉ và có đính hoa dành riêng cho bà Chúa đầu thai.
Cách sắp đặt mâm cúng trong dịp đầy tháng miền Trung
Thông thường, mâm lễ cúng đầy tháng miền Trung sẽ được sắp xếp thành 2 bàn chính. Bao gồm một bàn nhỏ và một bàn lớn. Bàn nhỏ sẽ được đặt ở phía trước và thấp hơn một chút để đặt mâm cúng Đức Ông. Tương tự, xếp mâm cúng 12 bà Mụ và Bà Chúa đầu thai ở bàn lớn phía sau. Khoảng cách của hai chiếc bàn lớn nhỏ này tầm khoảng 10cm là vừa hài hòa.
Các lễ vật cúng có thể tùy ý sắp xếp trên bàn. Miễn sao về tổng thể bốc cục cân đối, phù hợp là được. Thông thường, mâm lễ cúng đầy tháng miền Trung thường xếp vị trí các đĩa xôi, chén cháo/chè thành các hàng đối xứng nhau quanh bàn. Còn gà luộc và các món khác sẽ được đặt ở khu vực trung tâm.

Ngoài ra cũng cần lưu ý về hướng đặt mâm cúng và sắp xếp khu vực đặt bình hoa. Mâm cúng lý tưởng nhất sẽ được đặt theo hướng tây và bình hoa sẽ là đặt ở hướng đông. Đây chính là quy tắc “Hoa đông quả tây”. Mọi thứ đều nên được sắp xếp hài hòa và cân xứng.
Nghi thức lễ cúng đầy tháng miền Trung
Trong một nghi lễ cúng đầy tháng miền Trung chi tiết sẽ có rất nhiều nghi thức nhỏ ở trong. Mỗi nghi thức đều có một ý nghĩa riêng và được các bậc cha mẹ, ông bà gởi gắm rất nhiều sự thành kính cũng như cầu phúc qua mỗi nghi thức. Trong đó hai nghi thức quan trọng nhất phải kể đến Khai hoa và Xin keo:
Nghi thức khai hoa
Nghi thức này còn một cái tên khác gần gũi và dân gian hơn là nghi thức “Bắt miếng”. Sau khi thực hiện cúng đầy tháng cơ bản xong, mọi người sẽ đặt đứa trẻ ở giữa bàn chính. Sau đó người lớn đại diện gia đình sẽ thắp hương và xin phép mở lời khai hoa.
Lúc đó, người chủ lễ cúng đầy tháng sẽ cẩn thận bế đứa trẻ trên tay và cầm một nhánh hoa thực hiện nghi thức khai hoa. Người chủ lễ sẽ quơ nhánh hoa qua lại miệng bé và ban phúc bằng cách đọc các lời chúc, lời cầu nguyện mang ý nghĩa tốt đẹp với mong muốn những lời cầu chúc đó sẽ đi theo đứa trẻ suốt cả cuộc đời.
Nghi thức xin keo đặt tên
Nghi thức xin keo chính là nghi thức đặt tên. Người chủ lễ sẽ khấn tên mà gia đình quyết định đặt cho đứa trẻ. Sau đó sẽ lấy 2 đồng tiền bạc cổ và gieo nó trên một chiếc đĩa sâu lòng (hoặc có thể gieo lên tay người chủ lễ bằng cách úp 2 bàn tay lại).
Theo quy tắc quá tam ba bận, một đồng xu úp và một đồng xu ngửa là tên được tổ tiên chấp thuận. CÒn nếu ngược lại, cả hai đều úp hoặc đều mở thì gieo lại. Quá ba lần thì đổi qua một cái tên khác cho đứa trẻ. Khi đã nhận được sự đồng ý của tổ tiên thì người đại diện gia đình chắp tay của đứa trẻ lại vái 3 lần để bày tỏ sự biết ơn và cảm kích.
Ngày nay thì nghi thức xin keo này dần biến mất, thay vào đó là các bậc cha mẹ sẽ trực tiếp chọn tên cho đứa trẻ mà không thông qua nghi thức xin keo. Tuy nhiên, ở miền Trung hiện nay vẫn còn giữ gìn nghi thức xin keo đặt tên cho trẻ này trong lễ cúng đầy tháng như một nét đẹp văn hóa trường tồn.
Chúng tôi nhận in logo lên sản phẩm để làm quà tặng cho tổ chức, doanh nghiệp, công ty, hội đoàn số lượng lớn với giá xưởng. Hãy liên hệ hotline 090 26 93 866 để được tư vấn miễn phí và ship hàng tới tận nơi với giá rẻ
Liên hệ mua hàng
Công ty TNHH TT và DV MEKOONG
*** Website: https://gomsuhcm.com/
*** Địa chỉ: 439 Cách Mạng Tháng 8, P.13, Q.10, TP.HCM
☎ Hotline: 0947836567
☎ Tư vấn: 0902693866
Email: gomsuhoanggia@gmail.com
Tại Hà Nội:
Nhà Số 7, xóm 4 ,xã Bát Tràng Huyện Gia Lâm
SĐT: 0938629345 Ms.Chi (Bát Tràng) - 0917743009 Ms. Phượng (Minh Long).
Email: gomsuhoanggia@gmail.com
Tại Tp.Hồ Chí Minh
Showroom: 439 Cách Mạng Tháng 8, P.13, Q.10, TP.HCM
SĐT: 0947836567 - 0902693866.
Email: gomsuhcm@gmail.com
Kết Luận:
Trên đây là toàn bộ hướng dẫn cơ bản để các bậc phụ huynh có thể chuẩn bị một mâm lễ cúng đầy tháng miền Trung cho bé đầy đủ nhất. Hy vọng với những thông tin trên sẽ hữu ích và giúp mọi người tiến hành cúng đầy tháng cho bé thật hoàn chỉnh và chu đáo.