Bàn thờ gia tiên theo phong tục Việt Namlà nơi linh thiêng trong mỗi gia đình để thể hiện lòng thành kính của con cháu đối với tổ tiên. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết vị trí đặt bàn thờ như thế nào cho đúng phong thủy? Vậy trong bài viết sau, Gốm Sứ HCM sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức hữu ích về kho tàng văn hóa tín ngưỡng người Việt
Tại sao người Việt Nam lại có tín ngưỡng Thờ Cúng Tổ Tiên?
Trong các hình thái tín ngưỡng thờ cúng dân gian, thờ cúng tổ tiên là một loại hình tín ngưỡng cổ truyền. Có vị trí hết sức trang trọng đặc biệt trong đời sống tinh thần của nhân dân ta. Một trong các thành tố tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam từ thủa xa xưa. Từ lâu, thờ cúng tổ tiên, ông bà đã trở thành một phong tục đẹp, là chuẩn mực đạo đức trong tâm linh người Việt. Cũng chính là nguyên tắc làm người, tự giáo dục, đồng thời là một phần quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt Nam.
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
Người Việt mình có truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, trọng lễ nghĩa trên dưới. Dù đi đâu cũng luôn nhớ đến cội nguồn, gốc rễ – “Con rồng cháu tiên là người có tổ có tông, Như cây có cội như sông có nguồn”. Giống như cây thì phải có cội có gốc rễ mới phát triển, sông thì phải có nguồn bồi đắp dưỡng sinh.Nhờ có gốc bền rễ sâu mà cành lá mới xanh tươi, đơm hoa kết trái. Nhờ có nguồn sông mới có nước không bao giờ cạn là dòng chảy ngàn đời.
Con người cũng vậy, phải “có tổ có tông” có tổ tiên, ông bà mới có cha mẹ, con cháu mới thành hình hành như mình. Do vậy, việc thờ cúng trong mỗi gia đình thể hiện lòng hiếu thảo của gia đình gia chủ với tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Chính là sự tưởng nhớ công ơn sinh thành, dưỡng dục của các bậc tiền nhân đời trước để lại. Được xem là một nét đẹp văn hóa ngàn đời của dân tộc ta được duy trì nhiều đời sau.
Các Ngày Lễ Cúng Gia Tiên Trong Năm Người Việt Nam:
Những ngày lễ quan trọng trong năm thường được gia chủ trong nhà đặc biệt dâng lên thờ cúng tổ tiên với nhiều ý nghĩa khác nhau:
Cúng gia tiên vào ngày mùng 1 âm lịch ( hàng tháng):
Ngày mùng Một (ngàySóc) là ngày khởi đầu của tháng mới cầu điều may mắn và thành công.
Cúng gia tiên vào ngày rằm ( 15 âm lịch hàng tháng):
Theo phong tục truyền thống thì trong những ngày này, người ta cúng với ý nghĩa: … Ngày rằm (ngày Vọng) có sự thông suốt của mặt trăng và mặt trời tức là trong ngày này thần thánh, tổ tiên thông thương với con người thì con người chỉ cần thật tâm cầu nguyện sẽ dễ dàng gửi được những nguyện cầu hơn.
Những ngày rằm quan trong nhất trong năm đối với người theo đạo phật là ngày rằm tháng tư ( lễ mừng phật đản), ngày rằm tháng bảy ( lễ vu lan báo hiếu cha mẹ).
Cúng giỗ
Cúng giỗ là một buổi lễ kỷ niệm ngày người mất qua đời quan trọng của người Việt, được tính theo Âm lịch (Người Công giáo Việt Nam thường cúng giỗ theo Dương lịch). Ngày này là ngày để thể hiện tấm lòng thủy chung, thương xót của người đang sống với người đã khuất, thể hiện đạo hiếu đối với Tổ tiên.
Cúng Tết Đoan Ngọ
Ở Việt Nam, Tết Đoan ngọ ( 5 tháng 5 âm lịch) được “Việt hóa” thành ngày Tết diệt sâu bọ và thờ cúng tổ tiên. Người Việt Nam còn gọi Tết Đoàn Ngọ là “Tết giết sâu bọ” vì trong giai đoạn chuyển mùa, chuyển tiết, dịch bệnh dễ phát sinh. Vào ngày này, dân gian có nhiều tục trừ trùng phòng bệnh.
Cúng lễ rước Ông Công – Ông Táo
Vì vậy tục cúng ông Táo mang ý nghĩa cầu mong cho sự ấm no, đầy đủ, sau đó mới đến ý nghĩa thờ “thần Bếp” chuyên cai quản việc bếp núc. … Bởi ngụ ý “cá vượt Vũ môn” hay “cá chép hóa rồng”, cá chép mang ý nghĩa biểu tượng cho sự thăng hoa, tinh thần vượt khó, sự kiên trì và bền bỉ để đi tới thành công.
Cúng Giao Thừa:
Lễ cúng giao thừa, hay còn gọi là Trừ tịch – tức lễ để trừ khử ma quỷ, điềm xấu hay xui xẻo. … Thường sẽ được làm vào lúc 11h – 12h đêm 29,30 tết hàng năm. Lễ cúng giao thừa thực hiện vào lúc giao tiếp giữa năm cũ và năm mới. Ý nghĩa của lễ này là đem bỏ hết đi những điều xấu, không may mắn của năm cũ sắp qua để đón chào những điều tốt đẹp của năm mới sắp đến.
Tết Nguyên Đán là ngày lễ có ý nghĩa nhân văn vô cùng sâu sắc, đây là ngày để mọi con người đều đoàn tụ với gia đình, trở về quê hương và nhớ về tổ tiên. … Tết Nguyên Đán Việt Nam có ý nhĩa nhân văn vô cùng sâu sắc, thể hiện sự trường tồn cuộc sống, khao khát của con người về sự hài hòa Thiên – Địa – Nhân. Thường các ngày cúng lễ tết nguyên tiêu sẽ là ngày 1,2,3 tháng giêng tết âm lịch hằng năm
Cúng đám cưới:
Lễ gia tiên là một trong những phong tục cưới truyền thống của người Việt Nam. … Nó được xem là buổi lễ thông báo của gia đình trước bàn thờ tổ tiên về việc cưới vợ, gã con cháu trong nhà. Trong lễ gia tiên, cô dâu và chú rể sẽ thắp hương lên bàn thờ tổ tiên để tỏ lòng nhớ đến cội nguồn, tổ tiên của mình.
Cúng đầy tháng
Cúng đầy tháng (hay còn gọi là cúng mụ) là nghi thức truyền thống của người dân Việt Nam từ bao đời nay. Nghi thức này được thực hiện khi bé tròn 1 tháng tuổi, với mục đích tạ ơn 12 Bà Mụ và Đức ông đã đem đứa trẻ đến nhà, giúp mẹ tròn con vuông.
Cúng thôi nôi:
Thôi nôi là một phong tục tập quán lâu đời của người Việt, “thôi nôi” tức là khi em bé đủ 12 tháng sẽ không nằm nôi nữa và lễ này cũng nhằm cảm ơn các Bà Mụ đã nặn ra đứa bé. Phong tục cúng bái, làm lễ thay đổi tùy theo tập quán của mỗi vùng. … Là phong tục của người Việt Nam. Được tổ chức khi bé yêu tròn 12 tháng.
Cúng xây nhà
Lễ cúng được thực hiện để gia chủ thông báo với các vị thần ở nơi xây nhà, với ông bà tổ tiên về việc xây nhà. Qua đó mong các vị thần linh và ông bà tổ tiên phù hộ giúp quá trình xây nhà diễn ra suôn sẻ, hiệu quả. Đó là lễ động thổ đối với từng cá nhân muốn xây nhà mới hay xây dựng công trình mới
Cúng khai trương
Lễ khai trương ra đời từ chính quan niệm văn hóa phương Đông. … Như vậy, khi mở cửa kinh doanh thì cần phải làm một cái lễ gọi là lễ cúng khai trương để báo cáo với thần linh về sự tồn tại của công ty kinh doanh và cúi xin thần linh che chở, phù hộ cho công việc gặp nhiều may mắn. Thông báo gia tiên về công việc làm ăn sắp tới để cho công thành danh toại.
Cúng lễ nhập trạch
Lễ nhập trạch (hay còn được gọi là cúng nhập trạch) là một nghi lễ có từ rất lâu của người dân Việt Nam. Nghi lễ này thường được thực hiện khi bạn muốn chuyển tới sinh sống ở một ngôi nhà mới xây dựng. Hiểu một cách đơn giản, lễ nhập trạch chính là nghi thức thông báo, trình diện với Thần Linh, Thổ Địa ở ngôi nhà đó.
Cúng cho việc học tập và sự nghiệp
Khi bạn đạt được thành công trong học tập và sự nghiệp để tạ ơn tổ tiên nên cúng để tạ ơn các bề trên đa luôn ủng hộ trong công việc làm ăn, sức khỏe gia đình luôn được tấn tới.
Cúng Thờ Họ
Mỗi ngày răm tháng giêng âm lịch hoặc các ngày khác do các anh em trong dòng họ gia tộc quy định một ngày tế họ về nhà thờ họ để cúng bài tổ tiên gặp mặt nhau.
Nhà thờ họ là nơi con cháu hiểu hơn về cha ông tổ tiên mình qua các thời kỳ. Từ ngàn đời nay quan niệm thờ phụng tổ tiên của người Việt đã có nhiều thay đổi, nhưng ý nghĩa thờ phụng tổ tiên vẫn giữ nguyên tắc đạo đức làm người – qua thể hiện sự hiếu thuận, lòng biết ơn của con cháu với các bậc sinh thành.
Cúng đám tang
Cúng đàm tang thể hiện lòng thành kính của người còn sống với người đã khuất nhằm cầu nguyện cho vong linh bình an về nơi suối vàng. … Dù không khí bi thương đã bớt đi phần nào nhưng tình cảm và lòng thành dành cho người đã khuất không hề mất đi. Sau đó là thông báo với tổ tiên đón nhận người trong dòng họ sang thế giới bên kia.
Sau lễ cúng đám tang còn có cúng 49 ngày và cúng 100 ngày mất để tưởng nhớ.
Khi đặt bàn thờ gia tiên thì điều đầu tiên các gia đình phải xác định đúng hướng sao cho đúng phong thủy. Bàn thờ là nơi quy tụ âm khí của những người đã khuất nên sẽ mang tính chất hướng nội.
Vì vậy, hướng đặt bàn thờ phải luôn luôn là hướng mang năng lượng dương để tạo nên sự cân bằng âm dương trong nhà. Sau đây sẽ là một số cách xác định hướng đặt bàn thờ:
Xác định hướng đặt bàn thờ dựa theo mệnh của gia chủ
Trên thực tế, để chọn hướng đặt bàn thờ gia tiên thì các gia đình đều dựa vào tuổi của gia chủ. Có như vậy gia đình bạn mới có thể gặp may mắn, tài lộc và xua đuổi được tà khí. Cụ thể:
Nếu chủ nhà sinh vào năm có mệnh Kim và Thổ tức là thuộc quẻ Tây tứ mệnh thì nên hướng đặt bàn thờ sẽ thuộc Tây tứ trạch đó là Tây Nam, Tây Bắc, Đông Bắc và chính Tây.
Nếu chủ nhà sinh vào năm thuộc hành Mộc, Thủy Hỏa tức là thuộc quẻ Đông Tứ Mệnh thì nên đặt hướng bàn thờ theo Đông Tứ Trạch đó là Đông, Đông Nam, Bắc và Nam.
Một số hướng tối kỵ khi đặt bàn thờ gia tiên
Ngoài việc xác định đúng hướng hợp phong thủy thì bạn cũng nên chú ý đến một số hướng tối kỵ khi đặt bàn thờ gia tiên. Cụ thể:
Hướng của bàn thờ đặt ngược với hướng nhà: đây là cách đặt phạm phải đại kỵ rất lớn gây tương phản âm dương. Thường thì, hướng nhà đã được chọn hướng tốt theo mệnh của gia chủ. Vì vậy, nếu hướng bàn thờ ngược với hướng nhà sẽ sinh ra nhiều bất trắc, tài lộc bị suy giảm cho gia đình bạn.
Hướng của bàn thờ hướng trực tiếp cửa ra vào: theo phong thủy, nếu bàn thờ hướng ra cửa ra vào sẽ làm thoát hết vượng khí ra bên ngoài. Nếu bắt buộc phải để bàn thờ ở ngay cửa chính thì bạn có thể dùng rèm để che lại.
Hướng của bàn thờ gần nhà tắm hoặc nhà vệ sinh: bàn thờ là nơi linh thiêng nên nếu đặt ở những nơi trút bỏ ô uế như nhà tắm, nhà vệ sinh sẽ khiến mất đi vẻ tôn nghiêm. Đồng thời, hướng này sẽ khiến tài lộc của gia chủ bị suy giảm nghiêm trọng.
Vị trí đặt bàn thờ tại một số kiểu nhà khác nhau
Sau khi xác định được hướng bàn thờ thì vị trí đặt bàn thờ gia tiên theo phong thủy như thế nào cũng rất quan trọng. Tùy vào mỗi kiểu nhà khác nhau sẽ có vị trí đặt bàn thờ sao cho hợp lý nhất.
Đối với nhà cao tầng
Vị trí đặt bàn thờ luôn là nơi vững chãi nhất trong nhà. Lưng của bàn thờ phải tựa vào tường và tránh tựa vào kính hoặc cửa sổ. Đối với nhà cao tầng, vị trí tốt nhất để đặt bàn thờ đó là phòng kín trên tầng cao nhất. Bởi đây là nơi yên tĩnh, không nhiều người qua lại nên tạo được sự tôn nghiêm cho bàn thờ.
Bên cạnh đó, ở tầng cao nhất sẽ có không khí thoáng đãng, không bị tầng khác đè lên. Điều này rất tốt cho phong thủy của bàn thờ và dễ dàng đón vượng khí vào nhà.
Đối với nhà chung cư
Hiện nay, nhiều gia đình đã lựa chọn các căn hộ chung cư để trở thành nơi “an cư lạc nghiệp”. Những căn hộ này có đặc điểm là mọi sinh hoạt, sắp xếp nội thất đều trên một mặt sàn. Vì vậy, việc tìm một vị trí phù hợp cho bàn thờ gia tiên không phải dễ.
Vị trí tốt nhất để đặt bàn thờ sẽ là ở khoảng giữa căn hộ và không thuộc vào bất kỳ một phòng nào. Tuy nhiên, bạn lưu ý nên chọn nơi không nhìn thẳng vào bếp, giường ngủ hoặc nhà vệ sinh. Vì ở căn hộ chung cư dù vị trí nào cũng sẽ có nhiều người qua lại nên bạn nên làm thêm rèm trước bàn thờ để đảm bảo sự thanh tịnh.
Đối với nhà cấp 4
Nhà cấp 4 được xây dựng theo lối kiến trúc xưa của người Việt. Vì vậy, các gian trong nhà sẽ nằm theo chiều ngang của khu đất và chỉ có một tầng duy nhất. Đối với kiểu nhà này thì sẽ có một số vị trí đặt bàn thờ gia tiên như sau:
Đặt vị trí bàn thờ tại phòng khách: gia chủ có thể đặt bàn thờ và sử dụng vách ngăn hoặc không có vách ngăn đối với phòng khách tùy thuộc vào diện tích của ngôi nhà. Tuy nhiên, dù đặt theo cách nào thì vẫn phải đảm bảo các yếu tố phong thủy và đảm bảo được sự linh thiêng. Nếu bạn đặt bàn thờ tại phòng khách nhưng không có vách ngăn thì nên thiết kế thêm rèm để không làm ảnh hưởng đến sự thanh tịnh.
Đặt vị trí bàn thờ tại phòng riêng: đây chính là cách bố trí bàn thờ tốt nhất mà các gia đình nên áp dụng. Bởi vị trí này đảm bảo cho bàn thờ một không gian yên tĩnh, không bị các tác động ồn ào từ bên ngoài. Tuy nhiên, bạn nên chú ý tránh các vị trí xà dầm và gần những nơi như nhà vệ sinh, nhà tắm,…
Cách bày trí bát hương trên bàn thờ gia tiên theo phong tục Việt Nam
Ngoài hướng và vị trí thì cách bài trí bát hương trên bàn thờ gia tiên theo phong tục Việt Nam cũng rất quan trọng. Trên bàn thờ gia tiên sẽ được bày biện ít nhất 2 bát hương để thờ thần linh và gia tiên. Còn thường để 3 bát nhang để thờ bà cô tổ – ông mãnh, Gia Tiên và các vị thần cai quan vùng đất gia chủ. Khi thờ chung với các vị thần phật phải để các vị ấy đặt trên cao nhất
Nhưng theo phong tục của Việt Nam thì số lượng bát hương phải là số lẻ và thường là 3. Ba bát hương sẽ thờ theo thứ tự từ trái sang phải đó là tổ cô, thổ công thần linh, gia tiên.
Tuy nhiên, dù theo số lượng bát hương như thế nào thì bát hương thờ thần linh cũng sẽ có kích thước lớn nhất và đặt ở vị trí cao nhất.
Khi thắp hương, bạn phải thắp ở bát hương của thần linh trước rồi mới đến các bát hương còn lại. Điều này sẽ giúp gia đình bạn không phạm phải đại kỵ và tránh được xui xẻo.
Còn hai bát hương thờ tổ cô và gia tiên thì phải đặt thấp hơn và lùi về phía sau so với bát hương của thần linh. Các bát hương phải đặt ở khoảng cách đều nhau tùy vào kích thước bàn thờ.
Chúng tôi nhận in logo lên sản phẩm để làm quà tặng cho tổ chức, doanh nghiệp, công ty, hội đoàn số lượng lớn với giá xưởng. Hãy liên hệ hotline090 26 93 866 để được tư vấn miễn phí và ship hàng tới tận nơi với giá rẻ
Liên hệ mua hàng
Công ty TNHH TT và DV MEKOONG
*** Website: https://gomsuhcm.com/ *** Địa chỉ: 439 Cách Mạng Tháng 8, P.13, Q.10, TP.HCM
Trên đây là một số thông tin về việc đặt bàn thờ gia tiên theo phong tục Việt Nam. Bạn cần phải tìm hiểu thật kỹ trước khi có một vị trí đặt bàn thờ không phạm đại kỵ để giúp gia đình có được sự bình yên và tài lộc.
Gốm Sứ TPHCM
Một người yêu thích các loại gốm sứ nhât là những loại gốm sứ phong thủy, tâm linh. Thích tìm về các loại kiến thức gốm sứ được sử dụng cho các loài quà tặng.